Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Kính - giải pháp cho kiến trúc ngày nay

Như chúng ta đều biết cửa sổ là một bộ phận không thể thiếu vắng ở bất kỳ ngôi nhà nào, nhất là trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như ở nước ta. Cụ thể hơn, nó có chức năng lấy ánh sáng, thông gió, ngăn tiếng ồn và chống trộm. Tất nhiên, về mặt mỹ quan, cửa sổ làm cho ngôi nhà thêm đẹp, thêm xinh nếu như được bố trí hợp lý.

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành Xây dựng ở Việt Nam trong những năm gần đây, thì kính là vật liệu chính cùng với nhôm trong các toà nhà cao tầng.
Tuy nhiên, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm Việt Nam, chat lieu kinh không phải lúc nào cũng phát huy hết ưu điểm và sử dụng hợp lý. Bên cạnh tính năng vượt trội của các vật liệu khác không có được, chúng ta cũng cần chú ý đến những tác động ngược chiều của kính.
Một hiện tượng xảy ra khi dùng nhiều kính trong kết cấu ngăn che công trình là hiệu ứng nhiệt: sau khi bức xạ qua kính vào nhà sẽ làm cho các bề mặt nóng lên, tiếp sau đó lại bức xạ ra ngoài. Kết quả là nhiệt độ tăng dần và gây cảm giác khó chịu, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Ðó là hiện tượng nhà kính, tức là có sự tăng nhiệt độ trong không gian kín bao bọc bởi kính dưới bức xạ mặt trời (truyền nhiệt bức xạ vào trong nhà và khó thoát nhiệt ra ngoài bằng đối lưu).



Trong thiết kế quy hoạch đô thị, khi sử dụng các mảng kính lớn trên đường phố cũng cần tính toán đầy đủ về diện tích lắp kính, khoảng cách công trình, dải cây xanh cách ly nhằm hạn chế sự phản xạ ánh sáng qua lại từ các toà nhà trên đường phố, gây chói loá cho con người và các phương tiện tham gia giao thông.
Kính rất dễ vỡ, và rất nguy hiểm khi nó ở trên các toà nhà cao tầng. Trong quy phạm xây dựng ở nước ta hiện nay đối với các chung cư cao tầng từ tầng 5 trở lên là bắt buộc phải sử dụng kính an toàn. Ðặc biệt khi xảy ra cháy nổ, khả năng chịu nhiệt của nó rất kém. Những nhược điểm này luôn đề ra cho các nhà sản xuất kính nhiệm vụ nâng cao khả năng chịu lực và nhiệt của kính. Ðối với xây dựng nhà cao tầng ở vùng nhiệt đới, một trong những chiến lược thiết kế là lựa chọn vật liệu bề mặt cho công trình có trị số truyền nhiệt thấp để hạn chế tối đa tác động bất lợi của bức xạ và ánh sáng mặt trời tác động lên công trình. Ngoài ra, vật liệu kính còn phải có khả năng chịu tác động ngang của tải trọng gió tăng dần theo chiều cao công trình, mà nhà cao tầng là một thách thức đáng kể.
Vậy đối với nhà cao tầng nên lựa chọn kính như thế nào?
Từ những yêu cầu trên, chúng tôi đã đưa ra giải pháp là lựa chọn kính hộp cách âm cách nhiệt, cách âm cách nhiệt
Kính này được cấu tạo bởi: (5mm VFG + 0.38mm PVB + 4mm Sunergy) + 6mm argon + 5mm Tempered.
Theo như hình vẽ ta thấy:
+ Lớp kính an toàn mặt ngoài (5mm VFG + 0.38mm PVB + 4mm Sunergy) được tạo thành bởi 02 loại kính liên kết với nhau thông qua lớp màng film PVB (Polyvinyl Butyral) trong suốt. Có tác dụng làm tăng cường độ chịu lực của tấm kính mà không làm thay đổi tính chất quang học; trong trường hợp kính bị vỡ, chúng sẽ rạn ra (theo kiểu mạng nhện) và dính vào nhau cùng mắc lại trên khung nhôm.
+ Lớp kinh temper mặt trong là kính thường được gia công thành hình theo kích thước thiết kế, sau đó được đưa vào lò nung chảy đến điểm mềm rồi được làm lạnh từ từ trong các điều kiện được kiểm soát nghiêm ngặt. Quá trình tôi luyện này có tác dụng loại bỏ các ứng suất không đều của kính thường, đồng thời tạo ra ứng suất đồng đều trên toàn bộ tấm kính, đó chính là nguyên nhân tạo ra việc khi có một lực tác động đủ lớn để làm vỡ kính thì kính cường lực sẽ vỡ vụn như hạt ngô. Còn kính thường thì do các ứng suất liên kết không đồng đều nên không thể vỡ vụn. Kính temper có cường độ chịu lực cao hơn so với kính thường, vì vậy được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực: kính ôtô, máy bay, kính tấm lớn trong xây dựng...
Sản phẩm kính hộp an toàn, cách âm, cản nhiệt đã được sử dụng phổ biến cho rất nhiều công trình, cụ thể tại Hệ thống Siêu thị Big C Hà Nội, Hải Phòng, Toà nhà văn phòng làm việc và cho thuê - tháp đôi 106 Hoàng Quốc Việt, Tổ hợp văn phòng BQL khu đô thị Anh Dũng - Hải Phòng, Tổng công ty lắp máy Lilama toà nhà 93 Lò Ðúc, Kho bạc-TP.Hồ Chí Minh...


Sử dụng kính hộp an toàn, cách âm, cản nhiệt là giải pháp tối ưu cho việc tiết kiệm năng lượng điện, khoản đầu tư ban đầu cho việc sử dụng sản phẩm này thấp hơn nhiều so với lợi ích nó mang lại, vì vậy ngày càng được sử dụng rộng rãi trong xây dựng và là sự lựa chọn sáng suốt của các chủ đầu tư.
NHOM KINH HIEN DAI TOÀN CẦU - 0433 522 604

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Ứng dụng nhôm kính trong kiến trúc

Nếu như trước đây, kính được giới hạn sử dụng trong một số ít hạng mục như cửa ra vào, cửa sổ, vật dụng nội thất… thì theo thời gian, bằng sự đột phá táo bạo và cách tân mạnh mẽ của giới kiến trúc sư, các nhà tư vấn thiết kế và đặc biệt là sự yêu thích của người tiêu dùng Việt Nam, không gian của kính ngày càng mở rộng, chiếm lĩnh những vị trí đặc biệt trong tổng thể cả công trình. Kính ngày nay đã được ứng dụng sang nhiều sản phẩm nội ngoại thất như: Cầu thang lan can kính, phòng tắm kính, lan can kính, vách ngăn kính….
1. Làm mat dung kinh, cua di kinh, cửa sổ nhôm kính :

Chọn hướng nhà có tầm nhìn đẹp (vườn, núi, hồ, danh lam...) và nên mở rộng tối đa để đưa ánh sáng vào nhà và tạo điểm nhìn đẹp từ trong cho căn nhà. Khi đó, cửa hay vách ngăn kính đóng vai trò như một bức tranh thiên nhiên hấp dẫn và sống động.
Nếu điều kiện an ninh tốt, nên dùng kính khổ lớn và loại bỏ bớt hoa sắt bảo vệ, có thể dùng kính dán an toàn hoặc kính cường lực. Tuy nhiên do điều kiện khí hậu VN, nếu mặt nhà hướng tây hoặc đông thì không nên mở rộng cửa, vách kính quá lớn để giảm ánh nắng nóng chiếu vào nhà, hoặc phải có biện pháp che nắng thích hợp.
2. Dùng trên mái nhà:
Áp dụng cho những trường hợp nhà có ít mặt thoáng, hoặc mặt thoáng đứng không đáp ứng đủ nhu cầu chiếu sáng tự nhiên. Mái kính sẽ lấy thêm được ánh sáng cho căn nhà, ví dụ như mái kính trên khu vực thang, trên khu vực thông tầng, trên giếng trời, trên tiểu cảnh trang trí...Mái nhà ở VN là mặt chịu nhiều ánh sáng và nung nóng nhất trong tất cả mặt của khối nhà, do đó khi sử dụng kính trên mái để lấy sáng cần lưu ý tính toán kích thước của mái kính cho phù hợp, tránh bị chói sáng hoặc bị hấp thụ nhiều nhiệt quá.
3. Dùng làm vách kính:

Là kết cấu ngăn chia nhẹ và linh hoạt, dùng để ngăn chia các phòng không có tính riêng tư để tạo cảm giác thoáng đãng, thân thiện hơn, hoặc để lấy sáng từ cửa sổ phòng này qua vách kính sang phòng khác thiếu ánh sáng.
Kính còn được dùng rất nhiều làm vách cabin tắm đứng để ngăn nước giữa khu khô và khu ướt của phòng tắm, làm lan can cầu thang trong nhà chật hoặc làm lan can cho những ban công có hướng nhìn đẹp (lan can kính sẽ không làm cản tầm nhìn đẹp). 
4. Dùng làm phòng tắm kính / cabin tắm:

Có một cách khác để bạn biến phòng tắm trở thành thiên đường đầy thoáng mát đó là sử dụng các vách ngăn bằng kính hay còn gọi là buong tam kinh. Chúng có tác dụng không che chắn tầm nhìn, tạo cảm giác khoáng đạt cho một phòng tắm.
5. Đồ dùng sinh hoạt trong gia đình:
Dùng làm bàn kính, giá kính, tủ bếp... với ưu điểm là dễ lau chùi, cho ánh sáng truyền qua, không cản tầm nhìn, tạo cảm giác rộng rãi cho nhà. Nên sử dụng những đồ dùng kính này trong những căn nhà hoặc phòng có diện tích nhỏ.
6. Dùng làm sàn nhà:
Một phần của sàn nhà như tầng lửng, hành lang, chiếu nghỉ, bậc thang... có thể dùng kính cường lực làm sàn nhà.
Trường hợp này nên áp dụng đối với nhà mặt thoáng lấy sáng tự nhiên ít, không có giếng trời. Khi đó ánh sáng sẽ xuyên suốt từ mái nhà, qua các sàn tầng dưới để chiếu sáng cho nhà. Hoặc trường hợp này áp dụng với những căn nhà chật hoặc chiều cao tầng thấp, hoặc chủ nhà muốn có cảm giác khác lạ khi “chơi” sàn kính.
Sàn kính có thể đặt trên bể cá ngầm dưới nền nhà, đặt trên một nền trang trí (tranh cát, sỏi...). Kính sử dụng làm sàn phải là kính cường lực, có thể dùng kính trong suốt hoặc kính mờ, tùy vào từng vị trí sử dụng.
Trong cuộc sống hiện đại, kính trở thành một vật liệu tiêu biểu thay thế cho sự nặng nề của những bức tường với những ưu điểm: tiết kiệm được diện tích, dễ lau chùi, sang trọng và có thể cho ánh sáng truyền qua. Kính làm bộ mặt của kiến trúc nhẹ nhàng và bay bổng hơn nhờ cảm giác mở rộng không gian, thoáng tầm nhìn, phô bày được các thành phần kiến trúc theo cả chiều rộng và chiều sâu, làm tăng thẩm mỹ không gian kiến trúc, tăng hiệu quả thị giác và hiệu quả chiếu sáng.
CÔNG TY CP XNK & ĐTXD TOÀN CẦU
Trụ sở: Số 125/52 Phạm Hùng - Quận Nam Từ Liêm - Hà Nội
Website:
www.toancauinvest.com - www.nhomkinhtoancau.com
Tel: 0433 522 604 - Fax: 0437 858 772
Email:contact@nhomkinhtoancau.com

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Thi công tấm ốp hợp kim nhôm

>> Ưu điểm và ứng dụng của tấm ốp hợp kim Aluminium

Thi công tấm ốp hợp kím nhôm bằng phương pháp Phay bat + Bấm rive:

Đây là phương pháp thông dụng được hầu hết các đơn vị thi công, phương pháp này dễ thi công, ít hao tốt vật tư nhân công. Tuy nhiên đây là phương án không tối ưu, với các công trình sử dụng phương pháp này đều có tuổi thọ không cao vì một số lý do sau :
- Liên kết giữa các lớp trong tam op hop kim nhom liên kết keo gia nhiệt, việc sử dụng liên rive sau khi đã phay đi ½ tấm sẽ không đảm bảo khả năng chịu lực, quá trình sử dụng dưới tác động của tải trọng gió, dưới tác động nhiệt, ăn mòn của môi trường sẽ làm hỏng liên kết giữa các lớp trong tấm gây hiện tượng “phồng” tấm sau 1 thời gian sử dụng.
- Đường keo tạo roan trong phương pháp này quá mỏng nên dưới tác động của môi trường rất dễ bị bong tróc tạo điều kiện để gió lùa vào giữa hai tấm làm giảm khả năng chịu lực.

Để khắc phục các yếu điểm trên, có thể sử dụng băng keo 3M VHBTM thay cho silicol và rive.
Tuổi thọ của silicol (loại sử dụng ngoại thất) thông thường khoảng 10 đến 15 năm, sau 15 năm độ đàn hồi của silicol sẽ giảm, đây chính là lúc liên kết dẽ bị phá vỡ nhất. Đối với băng keo 3M VHBTM thời gian lão hóa sẽ là 30 năm (Gấp 2 lần silicol). Ngoài ra việc sử dụng băng keo 3M VHBTM còn có một số ưu điểm khác như : Chống rung tốt, kín gió, chống nước tốt và đặc biệt là khả năng chịu được lực gió lên đến 360Km/h. Nếu thi công bằng phương pháp sử dụng băng keo 3M VHBTM sẽ giảm được ½ thời gian thi công tăng chất lượng công trình lên 2 lần. Ngoài ra, để băng keo 3M VHBTM phát huy hết tác dụng đồng thời tăng khả năng chịu lực ta chọn xương chịu lực chính là nhôm hộp 40x40, xương đỡ tấm bằng nhôm hộp 20 x 20, Xương chính liên kết với xương đỡ tấm bằng kiên kết bách + rive
Các bước thi công tấm ốp nhôm hợp kim theo phương pháp này tương tự phương pháp gấp hộp, các cấu tạo điển hình có sai khác.
Nhôm kính cao cấp Toàn Cầu luôn đồng hành cùng quý khách hàng để đem lại sự hoàn hảo cho ngôi nhà bạn

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Nhà thờ kính vĩ đại

Nhà thờ kính Crystal Cathedral là một nhà thờ thánh Tin lành rất lớn trong thành phố của Garden Grove ở Orange County, California, Mỹ. Philip Johnson - một kiến trúc sư xuất chúng đã thiết kế toà điện thờ chính.

Người ta đã phải sử dụng tới hơn 10.000 tấm kính hình chữ nhật để tạo nên nhà thờ có sức chứa 2.900 người này


Thiết kế vach kinh mat tien - Vẻ đẹp rực rỡ từ những tấm kính trong suốt như thủy tinh.

Các tấm kính hình chữ nhật không được ghép chặt với kết cấu toà nhà. Thay vì thế, chúng gắn với nhau bằng keo silicone. Phương pháp này và các cách thức khác nhằm giúp cho toà nhà chịu được động đất ở cường độ 8.0.


Kien truc nhom kinh vĩ đại nổi tiếng thế giới

Cái tên "Crystal Cathedral" mô tả kích thước và diện mạo của toà nhà nhưng không có nghĩa nhà thờ này chỉ là nơi mà người ta có thể tìm thấy một chỗ ngồi của giám mục (các tín đồ công giáo Roman, người theo giáo phái Anh và người theo giáo phái Luti sử dụng thuật ngữ):  Nhà thờ Tin lành ở Mỹ được cai quản bởi những người có chức vụ trong giáo hội Trưởng lão. Nhà thờ cũng là một điểm mốc kiến trúc của miền nam bang California.


Toàn cảnh đẹp lung linh của nhà thờ

273 dãy ghế của nhà thờ, 5 chiếc đàn ống làm bằng tay là một trong những thứ lớn nhất thế giới. Công ty Fratelli Ruffatti chịu trách nhiệm xây dựng dựa trên bản thiết kế kỹ thuật của Virgil Fox và được Frederick Swann khai triển. Nhạc khí kết hợp chiếc đàn ống lớn Aeolian - Skinner được dựng lên từ năm 1962 cho Hội trường Avery Fisher của New York và chiếc Ruffatti cũng đã được lắp đặt tại điện thờ trước của nhà thờ. Swann từng là người chơi đàn ống tại Crystal Cathedral từ năm 1982 đến 1998.


 

 
Thiết kế vách nhôm kính kết hợp cửa sổ kính của mặt dựng

Xem tiếp >> 10 tòa nhà kính đẹp nhất thủ đô Hà Nội

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Kính kiến trúc của những công trình hiện đại

Đến giữa thế kỷ 19 khi công nghệ sản xuất kính đã phát triển và cho phép sản xuất những tấm kính có kích cỡ lớn hơn và bền hơn, kính đã trở thành một vật liệu chính vừa bao che nhưng cũng nhằm tạo thẩm mỹ cho công trình.
>> Kiến trúc kính trong xây dựng hiện nay
>> Kính không thể thiếu trong kiến trúc hiện đại ngày nay
Theo KTS Trần Tuấn Anh - Khoa kiến trúc, đại học Khoa học Huế: "Vat lieu kinh là một trong những vật liệu rất quan trọng trong kiến trúc đương đại ngày nay. Hầu như những gì gắn liền với tính hiện đại cho công trình đều có sự tham gia của kính


Thiết kế mat dung kinh cuong luc, cửa tự động, vach kinh cuong luc của tòa nhà Centec Tower

Đến giữa thế kỷ 19 khi công nghệ sản xuất kính đã phát triển và cho phép sản xuất những tấm kính có kích cỡ lớn hơn và bền hơn, kính đã trở thành một vật liệu chính vừa bao che nhưng cũng nhằm tạo thẩm mỹ cho công trình. Đặc biệt đầu thế kỷ 20, ông chủ của nền kiến trúc hiện đại Le Corbusier đã kêu gọi một cuộc đấu tranh giữa nhu cầu cần ánh sáng và những hạn chế do vật liệu cũng như phương pháp xây dựng cũ mang lại, với mục đích giảm bớt lượng cấu kiện ở mặt đứng đến mức tối thiểu. Điều đó có nghĩa việc đạt tới sự “trong suốt” trên mặt đứng bằng vật liệu kính trở thành một trong những biểu tượng cho sự phóng khoáng, dân chủ, và hiện đại trong kiến trúc.


Những tòa tháp kính trọc trời - Thiết kế hệ mặt dựng kính cao cấp


Ngày nay, kính thường được kết hợp với thép không những làm kết cấu bao che, vách ngăn, mà còn được sử dụng cho các cấu kiện chịu lực như dầm và cột trong những cấu trúc nhẹ. Công trình toát lên vẻ thanh thoát và nhẹ nhàng hơn, đơn giản nhưng giàu tính biểu cảm với kính. Đặc biệt trong khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, việc áp dụng kính cũng phải được tính toán thích hợp. Loại hình kiến trúc trong khí hậu chúng ta thường sử dụng ánh sáng tán xạ của bầu trời (ánh sáng gián tiếp) là chủ yếu do ánh nắng trực tiếp làm cho chúng ta cảm thấy nóng và khó chịu. Vì vậy, những mảng kính lớn thường được sử dụng ở hướng bắc hoặc đông bắc là chủ yếu. Trong trường hợp ở các hướng khác, kính phải được sử dụng kết hợp với các kết cấu che nắng (như lam nhôm chắn nắng, rèm chắn nắng,...) nhằm hạn chế ánh nắng chiếu trực tiếp vào trong nhà nhưng vẫn cho phép tầm nhìn tốt ra cảnh quan bên ngoài."

CÔNG TY XNK VÀ ĐTXD TOÀN CẦU

Trụ Sở: Số 125/52 Phạm Hùng - Quận Nam Từ Liêm - Hà Nội

Website: www.toancauinvest.com - www.nhomkinhtoancau.com

Tel: (04)33 522 604 - Fax: (04)37 858 772

Email:contact@nhomkinhtoancau.com